CHƯƠNG II
CỔ LÂM TỰ VÀ BỨC THƯ NGỎ CỦA MÔN ĐỆ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM (phần 2)
Photo 6 : Bia giếng chùa Cổ Lâm bảy Pháp Sư đang nghiên cứu, xa hơn là … anh Dương ảnh giương máy ảnh lên ảnh chụp ảnh |
- Cổ Lâm Tự và bức thư ngỏ của môn đệ thiền phái Trúc Lâm (Phần 1)
- Cổ Lâm Tự và chuyến hành hương của nhóm Cafe Tam Kỳ
Thế rồi chúng tôi cùng nhau lên chùa. Cô Minh Châu tuy không
được giao nhiệm vụ nhưng cũng đã sốt sắng cùng với Lâm Hoa Kiều sắp sẵn hoa quả
mang theo để vào cúng Phật và không ai khác, tất nhiên là vậy, Bảy Pháp Sư nhận
thỉnh chuông cho anh em hành lễ. May mắn là cùng lúc ấy quí sư thầy cũng vừa
chuẩn bị công phu. Buổi trưa. Không gian tĩnh mịch. Cảnh chùa vắng lặng. Trời
trong và sáng. Mây trắng điểm xuyết mấy tầng không. Tiếng chuông chùa ngân
trong thinh âm.
Đến đây thì phải mở ngoặc đơn để xin thưa rằng - Bài viết
trên nói về danh xưng trong Phật Giáo,
riêng với nhóm G7 Tam Kỳ chúng tôi thì danh xưng Pháp Sư chỉ được dùng
trong nội bộ của nhóm, theo ý chí của nhóm, không liên quan gì đến danh xưng
thầy pháp thầy cúng ngoài đời, cũng chẳng dính dáng chi đến danh xưng pháp sư
trong đạo. Pháp Sư của chúng tôi là sản phẩm duy nhất, là không đụng hàng, là
tài sản riêng của chúng tôi. Thế thôi ! Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự
… nên chớ hỏi thêm.
Photo 7 – Bên trong chánh điện chùa Cổ Lâm trước giờ công phu trưa |
Lễ Phật xong mọi người tản đi theo ý riêng nên người viết
cũng thực hiện ý đồ của mình là tìm xem cái sa bàn chùa mới, như thấy trên báo,
đặt ở đâu.
Thì ra mô hình chùa mới được lồng kính và đặt ngay trước
hiên chánh điện và gần đó bên phải còn là Bức thư ngỏ được phóng lớn đóng khung
hẳn hoi. Chắc do vì đã để lâu ngày và do vì đang trong quá trình xây dựng nên
bụi bám trên các thứ trưng bày này hơi nhiều. Nhìn tổng thể mô hình ngôi chùa
trên sa bàn chúng ta có thể hình dung được qui mô của ngôi chùa trong tương lai
trước bối cảnh thực tế được nêu trong bức thư ngỏ, xin được trích mấy đoạn như
sau:
(Trích) … Tổ đình Cổ Lâm tọa lạc trên ngọn đồi Am Thông
thuộc thôn Hà Nha, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, do Tổ Chương Lý
hiệu Trí Quang thuộc Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 38 khai sơn cách nay
hơn 300 năm … nguyên thủy là một thảo am, dùng làm nơi tu niệm … đến năm 1940,
HT. Thích Đồng Phước xây dựng chánh điện, nhà Tổ, nhà Đông, nhà Tây và
cổng tam quan … năm 1968 chùa bị đạn bom tàn phá đổ nát ... năm 1985 được trùng
tu lại …. Tổ đình Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa mang nhiều dấu ấn lịch
sử, nhất là phong trào Duy Tân, có nhà chí sĩ yêu nước Trần Cao Vân xuất gia tu
học với pháp danh Như Ý … năm 2008 được công nhận di tích Lịch sử Cấp Tỉnh. Ngày
xây dưng 25 thắng Giêng năm Tân Mão nhằm 27/02/2011) Hòa thượng Thích Như Tín
và Thượng tọa Thích Như Thọ.
Photo 8 – Mô hình Chùa Cổ Lâm |
Xem mô hình, đọc nội dung thư ngỏ và quan sát công trình
chùa đang xây dựng trước mắt, chúng tôi hình dung ở đây đang có một nỗ lực phi
thường, một quyết tâm kiên định, một phát nguyện to lớn của chư Tăng Ni và Phật
tử Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam nói riêng và của cả nước, có thể
cả ở nước ngoài nói chung, để trùng tu, đứng hơn là để xây dựng lại ngôi chùa
xưa đã mất. Nếu tính ra thì việc xây dựng lại Cổ Lâm Tự, căn cứ vào ngày tháng
ghi trên thư ngỏ, 27/02/2011 cho đến ngày chúng tôi đến thăm, 16/12/2012, cũng
đã gần 2 năm (22 tháng hơn), và nếu đối chiếu mô hình trên sa bàn và thực tế
đang thi công thì công trình chỉ mới là bước đầu. Tìm hiểu ra mới biết chùa Cổ
Lâm (mới) được thiết kế theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” là kiểu chùa có hai
hành lang nối tiền đường với hậu đường, làm thành một khung hình chữ nhật bao
quanh lấy thượng điện ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng bên trong hình chữ
Công còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ Quốc nên gọi là nội Công ngoại
Quốc vậy ! Ngoài ra , trong chùa còn có các công trình xây dưng khác như nhà
tăng, nơi ở các các sư và một số kiến trúc khác như ngác chuông, tháp và cổng
tam quan. Chính điện: Nhà
chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây là điện thờ Phật. Hành
lang: Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian
hành lang, tạo thành một nhà ba gian. Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường
hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà
tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa tiếp ngay sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn
thờ Phật.
Photo 9: Một phần công trình xây dưng Chùa đang hoàn thiện |
Có một điều muốn
hỏi nhưng lại thôi. Với người viết ký sự này là vì chuyện vợ khen vừa mới kể.
Không hỏi nên chăng được nghe trả lời. Không có câu trả lời thì đoán định non
già vậy. Việc là thế này - trên Bia Di tích ở cổng Chùa ghi: CHÙA CỔ LÂM ĐƯỢC UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH LỊCH SỬ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
1152 NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 1997 còn trong Thư Ngỏ kêu gọi trùng tu Chùa do nhị vị
Thượng Tọa Như Thọ và Hòa Thượng Như Tín đứng tên ghi: NĂM 2008 CHÙA CỔ LÂM ĐƯỢC
CÔNG NHÂN DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP TỈNH. Vì
sao lại có sự khác biệt, đến 11 năm ? Nhầm ? Mà sao lại nhầm được cơ chứ
? Chẳng hay khi đọc chương II của ký sự
này, bảy người còn lại của chuyến đi cũng như mười mấy hội viên nhóm G7, sẽ có
ai hỏi thêm và có ai trả lời được mắc mứu này không ? Mà hỏi thì hỏi ai ? Đành
chờ. Trong khi chờ đợi xin đưa ra giả thiết là năm 1997 Tỉnh đã có quyết định
công nhận di tích lịch sử nhưng vì lí do nào đó mãi đến năm 2008 mới công bố hoặc
nhà Chùa mới nhận nên hai bên mỗi bên ghi theo ý của mình - Người lập bia di
tích Chùa lấy ngày tháng ký quyết định công nhận làm căn cứ, Chùa được công nhận
là di tích thì lấy ngày nhận quyết định làm căn cứ. Chênh nhau đến mười một năm
! Ngày tháng thoi đưa. Vật đổi sao dời ! Nhưng dẫu sao thì bia đá … vẫn còn trơ
trơ !
Nhờ tiếp chuyện
với Thầy Hạnh Đạt và Hạnh Nguyên tại chùa nên chúng tôi mới biết Thầy Trần
Lanh, như một bài báo nêu tên, chính là thế danh của Hòa Thượng Như Lợi, đương
trụ trì Cổ Lâm Tự. Trước đây bài báo viết thế nên chúng tôi, lúc chưa đến, cứ
đoán già đoán non là chùa không có Thầy còn “ông này” chắc là cư sĩ (!); bây giờ
thì mối nghi hoặc này lại chuyển sang hướng khác là vào buổi đó người viết đã
tránh nhắc đến pháp danh mà nêu thế danh cho cho câu chuyện nó đời hơn ! Cũng
là đoán già đoán non vậy thôi. Tệ một nỗi là chúng tôi cứ mãi gọi là Thầy mà
không biết danh xưng hay “cấp bậc” của các vị. Về nhà lục lọi trên Báo Giác Ngộ
thấy bài viết của Thích Chân Tuệ là câu trả lời nên copy lên để coi ... cứu.
Trích … 1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức. 2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa. 3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi được gọi là Hòa Thượng. Đó là các danh xưng chính thức được xét duyệt và chấp thuận, tấn phong bởi một Hội đồng Giáo phẩm có thẩm quyền nhân dịp Đại lễ . Các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hayTrưởng Lão Hòa Thượng. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn .Vài xưng hô khác trong đạo như : Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho các vị xuất gia có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo có khi dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng. Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo…
Vài anh em trong nhóm Cafe Tam Kỳ |
Hết chương II
(Còn tiếp: Chương III - Cổ Lâm Tự và Như Ý - Trần Cao Vân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét