VẺ
ĐẸP DIỆU KỲ CỦA HOA VĂN GỐM SỨ XƯA
Tôi
không có tham vọng khảo cứu về đồ gốm cổ, và cũng không có kiến thức để khảo tả
vẻ đẹp của men gốm, hoa văn gốm cổ. Tôi chỉ là người đắm say lối cổ, lại lạc
vào và đam mê cái hồn cốt của đồ gốm xưa. Nói như thế để đủ tự tin sẻ chia vài
điều tâm đắc về vẻ đẹp kỳ diệu của đồ gốm sứ xưa. Và cũng chỉ dám mạo muội khen
đẹp về đồ gốm sứ mà mình đã từng gặp và chiêm ngưỡng. Không biết mọi người có
cùng quan điểm với tôi không khi chiêm ngưỡng một cái chén, cái đĩa, cái muỗng,
cái độc bình...có tuổi khá xa với chúng ta. Tôi cũng xin dùng một từ “niên đại”
của cổ vật cho nó sang. Tôi xin chỉ nêu ra và bày tỏ cái đẹp của hoa văn hai
vật gia dụng của người xưa:
1-
Chiếc đĩa Hoa dây (tên gọi theo
hoa văn trang trí trong lòng đĩa)
Kích
cỡ:
-
Đường kính miệng của đĩa: 155mm;
-
Đường kính lòng đĩa: 95mm;
-
Đường kính đáy trôn đĩa: 85mm;
-
Độ sâu của đĩa: 30mm;
Hoa
văn trang trí và màu sắc cả hai mặt (trong lòng và bên ngoài):
-
Màu chủ đạo là màu xanh đậm (men lam), màu xanh ngọc cả trong và ngoài;
-
Hoa văn chính trong lòng đĩa là hình một lẵng hoa vừa tả thực vừa cách điệu rất
duyên dáng (Hình 1); hoa văn thành đĩa là mây ẩn hoa, có 4 hình vòng tròn chia
làm 2 cặp tính từ ngoài vào;
(Hình 1) |
-
Hoa văn bên ngoài(phía dưới, mặt trái): nổi bật trên màu ngọc là 2 hoa văn với
nét bút tự nhiên, một đậm, một nhạt; phần đáy trôn có hai hình tròn thành một
cặp (đối xứng trong ngoài/ trái phải);
Điều
đặc biệt riêng có ở đồ gia dụng ngày xưa, khi quan sát kỹ người thưởng ngoạn sẽ
thấy có một/ hoặc hai chữ nho được khắc âm vào trong vật dụng (có nhiều cách lí
giải điều này, tôi sẽ nói rõ trong một bài khác);
(Hình 2) |
Cái
đẹp riêng và hiếm gặp của hoa văn này là: nét vẽ bằng thủ công, đậm nhạt hài
hòa, người thợ vẽ rất phóng bút- rõ nhất là nét bút vẽ ngẫu hứng phía ngoài đĩa
(Hình 2), đề tài hoa /lá, chim /bướm, vịt /sen...khá phổ biến, song hoa ở đĩa
này là hoa kết thành giỏ (nói lẵng là ngôn từ hiện đại), hoa ẩn trong mây,
những vòng tròn vừa tượng trưng cho dương (hoa tượng trưng cho âm) vừa hàm ý
viên mãn, trọn vẹn...
2
Chiếc đĩa “Tiên Ông vọng nguyệt” (tên
gọi theo đề tài trang trí được thể hiện trong lòng đĩa)
(Hình 3) |
Kích
cỡ:
-
Đường kính miệng của đĩa: 175mm;
-
Đường kính lòng đĩa: 125mm;
-
Đường kính đáy trôn đĩa: 95mm;
-
Độ sâu của đĩa: 38mm;
Đĩa
màu men ngọc sáng, hoa văn màu lam nhạt, nét vẽ thủ công tài hoa. Lòng đĩa nô
lên kiểu như mai rùa, đĩa dày, thô, gõ vào thành đĩa có tiếng ngân như chuông.
Hoa
văn trong lòng đĩa: nghệ nhân gốm xưa phác thảo hình tượng một ông già, tóc
búi, áo thụng, quần trắng, ngồi với tư thế đĩnh đạt, ánh nhìn quan sát không
gian bên ngoài, sau lưng là cửa sổ được cách điệu hóa, trên bầu trời có đám mây
và ẩn hiện một vầng trăng tròn. Không gian, cảnh vật và con người ấy được đóng
khung cách điệu bởi một vòng tròn. Chiêm ngưỡng bức tranh sẽ thấy một điều thú
vị là con người ngắm trăng nhưng trăng lại được vẽ ước lệ bên ngoài khung cửa
và đằng sau người ngồi.(Hình 3)
Mặt
ngoài đĩa có 3 hoa văn vẽ ước lệ đám mây và một vòng tròn. Phía đáy trôn có 2
chữ Hán viết theo lối thảo thư. Chữ thứ nhất là Tứ (四), chữ thứ hai có thể là Ngọc(玉) (một số
đĩa thường có chữ Ngoạn ngọc(玩玉)) (Hình 4)
Cả
trong và ngoài đĩa đều có nét vẽ hình tròn. Hình tròn vừa có tác dụng hoa văn
trang trí tạo giá trị thẩm mỹ vừa có ý nghĩa hài hòa âm dương, biểu hiện ước
muốn no đủ, hạnh phúc, viên mãn của cổ nhân.
Khuôn khổ của
bài viết không thể giới thiệu nhiều, có dịp tôi sẽ trao đổi thêm để chúng ta
hiểu về vẻ đẹp của hoa văn gốm sứ xưa.
Tân Xuân Quý Tỵ Cát nhật.
Ngọc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét