BLOG CHƯA ĐẶT TÊN là một trang nội bộ của nhóm anh em G7. Chúng ta, mỗi người một công việc, mỗi người một tuổi tác, mỗi người một gia đình, mỗi người một nỗi lo,... Chúng ta đến với nhau cùng ngắm cafe nhỏ từng giọt đắng, hàn huyên nhau chuyện trên trời dưới đất để vơi đi những căng thẳng đời thường. Blog CHƯA ĐẶT TÊN cũng cùng tiển chỉ đó. Hãy nói với nhau những lời dễ thương, ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống, tránh những phiền hà không đáng có. Mỗi người có quyền đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình về xã hội nhưng nếu muốn, xin bạn vui lòng chọn ở những blog khác!
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013
Đọc website của thủ tướng viết về Nguyễn Bá Thanh
Nằm viện mà như ở nhà
Cầm cuốn sổ bảo hiểm y tế rách bươm, ông Đoàn Ngọc Thanh đi về phía dãy ghế bóng loáng, thư thái ngồi xuống. Ông đang hồi hộp chờ đợi vợ mình được nhập viện, điều trị miễn phí ở Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng.>> Bàn thắng lớn nhất của “ngôi sao” Nguyễn Bá Thanh
>> Sự thật chưa kể về ông Nguyễn Bá Thanh
>> Giao thông “lạ” chỉ có ở Đà Nẵng
Nhìn cảnh ông Thanh ăn vội trái chuối trong lúc chờ vợ mình là bà Nguyễn Thị Én đi xét nghiệm mà thương cho những phận đời khốn khó vì bệnh tật hiểm nghèo.
Đang đau mà khuây khỏa lắm
Khi nghe tin Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng chính thức mở cửa đón bệnh nhân (từ ngày 15-1), mới 4g sáng ngày 18-1 ông Thanh cùng bà Én khăn gói từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng. Không đi xe đò vì “ngoài tiền vé còn tiền xe thồ từ bến đến viện nữa, tốn lắm”, nên hai vợ chồng ông chấp nhận chạy xe máy.
Vợ chồng ông Thanh, bà Én được Ngọc Uyên - nhân viên hướng dẫn của bệnh viện - chăm sóc tại khu vực phòng chờ bệnh viện |
“Mặc mấy cái áo rồi mà ra nửa đường, lạnh quá phải dừng lại nhờ chị bán bánh mì bên đường sưởi ấm mới đi tiếp chứ vợ tôi không chịu nổi, nhỡ ngã lăn ra đó thì nguy” – ông Thanh tâm sự. Hơn hai năm điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy với tám lần xạ trị nên giờ nhìn khuôn mặt bà Én xanh xao thấy rõ.
“Vợ tôi bị ung thư đại tràng. Đã hai lần phẫu thuật cắt bỏ một phần nhưng căn bệnh quái ác vẫn không buông tha. Gần hai năm rồi, gia sản có bao nhiêu bán hết sạch, vậy mà cũng chẳng đâu vào đâu”. Vừa nói đôi mắt ông Thanh vừa ứa lệ. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má người đàn ông 55 tuổi khiến nhiều người ngồi cạnh chạnh lòng.
Cũng khánh kiệt như vợ chồng ông Thanh, ông Võ Ngãi (62 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam) dù đang được điều trị ở Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng nhưng vẫn còn cảm giác như trong mơ. Hỏi ra mới biết năm ngày trước, bà Hương (vợ ông) còn phải gồng sức đứng xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy với số thứ tự 800.
Vợ chồng ông Ngãi làm ruộng, nhưng cứ 20 ngày lại phải bay vào TP.HCM để điều trị thuốc một lần và mỗi chuyến như vậy đi đứt cả chục triệu đồng. “Bệnh tình ông vậy mà giờ đi xe đò là chết liền. Vậy nên mỗi khi vào Chợ Rẫy là phải bán heo, gà… mà đi máy bay. Đi mãi giờ cũng hết cái để bán rồi” – bà Hương buồn bã nói. Nỗi ám ảnh về tiền nhiều hơn bệnh tật của mỗi lần đi Sài Gòn điều trị khiến ông Ngãi nhiều lần nghĩ đến cái chết. Bà Hương kể bác sĩ khám xong nói “cứ yên tâm chữa bệnh, hộ nghèo thì miễn phí hết toàn bộ”. “Đang đau mà nghe rứa là sướng, khuây khỏa lắm chú à” – ông Ngãi tâm sự thật lòng.
Bốn năm trời mang trong mình căn bệnh ung thư bàng quang, hai lần phải lên bàn mổ là chừng ấy lần ông Khôi (43 tuổi, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) phải mang giấy tờ nhà đi cầm cố. Những cuốc xe thồ của người đàn ông tiều tụy này không bù đắp được chi phí hàng trăm triệu đồng cho những lần vào viện. “Lắm lúc chán nản, nghĩ quẩn, tui định chết đi cho xong. Nhưng thương con còn dại quá mà không đành” – ông Khôi tâm sự.
Vậy nên dù đau đớn đến mấy, ông Khôi vẫn ráng ra bến xe kiếm một vài cuốc xe ôm lấy tiền phụ giúp vợ. Nhưng mỗi lần bưng bê nặng, tối về ông tiểu ra máu, lại nhập viện. Cho đến ngày hôm kia, đọc báo xong, vợ ông hớt hải báo tin mừng: “Có bệnh viện chữa ung thư miễn phí nè ông ơi”. Vậy là hai vợ chồng khăn gói xin nhập viện chỉ với một tờ giấy chứng nhận hộ nghèo. “Tui nghe miễn phí hoàn toàn mà ngỡ ngàng quá chú à” – ông Khôi nói với ánh mắt mừng vui.
Niềm hi vọng của bệnh nhân nghèo
Hình ảnh những cô điều dưỡng với ánh mắt thật tươi, miệng luôn cười chào khiến ít ai có thể nghĩ rằng đây lại là bệnh viện, mà lại là bệnh viện dành cho những người mắc căn bệnh hiểm nghèo. Uyên, cô gái Huế vừa tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đang làm nhiệm vụ hướng dẫn tiếp nhận bệnh nhân, nói chân tình: “Bệnh viện mới mở cửa đúng ba hôm mà em gặp nhiều tình cảnh éo le lắm. Nhiều người đến khám bệnh nghèo không tưởng anh ạ. Em chỉ tiếc mới ra trường không có nhiều tiền để giúp họ”. Vậy là Uyên giúp các bệnh nhân bằng việc cố gắng chỉ dẫn thật chu đáo, bệnh nhân khát nước thì rót nước mời, ai mệt thì đưa xe lăn đẩy đi. Các hộ lý chăm sóc đến mức bà Tăng Thị Cứ (74 tuổi, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) phải thốt lên: “Mấy đứa chăm sóc khiến bà cứ nghĩ mình đang ở nhà”.
Không chỉ người bệnh được chăm sóc ân cần, người nhà bệnh nhân cũng được bệnh viện lo chu đáo khi mỗi người được cho một căn phòng nằm ở khu nhà dành riêng cho người thăm nuôi với đầy đủ tiện nghi từ gường đến tủ đựng tư trang, bình nước nóng lạnh. Tất cả sạch sẽ tươm tất và miễn phí cho người nghèo. Bà Hương nói mà như khóc: “Ngày trước nằm bệnh viện có khi nào tôi được một giấc ngủ tròn. Bây giờ ra đây chồng nằm giường ấm, còn mình cũng có nơi để nghỉ ngơi, đỡ cực lắm”. Không chỉ được ngủ – nghỉ miễn phí, ngay cả bữa ăn của bệnh nhân và người nhà cũng được bệnh viện “bao” trọn gói. Bếp ăn từ thiện nằm ở tầng trệt khiến nhiều bệnh nhân ấm lòng.
Theo bác sĩ Trịnh Lương Trân – giám đốc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, ngoài việc chữa trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo, nếu người bệnh có hoàn cảnh quá khó khăn, Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh sẽ tìm cách hỗ trợ về kinh tế, tặng kế sinh nhai để họ có cuộc sống ổn định. Cũng theo lời bác sĩ Trân, bệnh viện đang triển khai thêm khoa điều trị tâm lý cho các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối. “Nói nôm na là bệnh viện sẽ bố trí một khu vực dành riêng cho các bệnh nhân giai đoạn cuối. Ở đó hằng ngày sẽ có bác sĩ, y tá chuyên trị tâm lý đến nói chuyện để động viên họ vui vẻ, yêu đời hơn và nếu nhỡ may có chết cũng thanh thản. Cứ coi như đây là nhà của họ vậy” – bác sĩ Trân giải thích.
Đã hơn 11 giờ trưa, khu tiếp bệnh của bệnh viện vẫn nườm nượp người, trong thành phố cũng có mà ngoại tỉnh cũng nhiều. Tất cả họ đến với một ánh mắt tràn đầy hi vọng. “Nhiều người bệnh nghèo gặp tôi đều nói một câu “Trăm sự nhờ bác (bác sĩ)”. Còn chúng tôi thì nói vui lại rằng: có được bệnh viện này cũng “trăm sự nhờ bác Thanh” (ông Nguyễn Bá Thanh – bí thư Thành ủy Đà Nẵng). Chính ông Thanh là người khởi xướng xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng rồi bếp ăn từ thiện đầy nhân ái này” – bác sĩ Trân nói.
(Nguồn: Từ website của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng )
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
VUI MỪNG VỚI THÔNG TIN HỘI AN LÀ ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI
Hữu xạ tự nhiên hương. Không cần tốn tiền tỉ để vận động, không cần chạy chọt kiểu nầy kiểu nọ, Hội An tự nó đã đi vào lòng du khách khắp năm châu nhờ vẻ đẹp cổ kính được tinh tế lưu lại và nhờ vào những chủ trương sáng suốt về quản lý đô thị và về phát triển du lịch của chính quyền tại đây.
Và một khi Hội An được vinh danh thì mọi người không thể không nhớ đến con người bình dị nầy:
Wanderlust, tạp chí du lịch có tiếng của Anh, ngày 31/1 đã công bố thành phố Hội An của Việt Nam được độc giả tạp chí bầu chọn là thành phố yêu thích hàng đầu thế giới.
Nguyên Ngọc và Nguyễn Sự (ảnh TDN) |
Dựa trên những trải nghiệm trong những chuyến du lịch, Hội An đã được du khách bỏ phiếu đánh giá mức độ hài lòng lên tới 97,18%.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, trong lễ trao giải được tổ chức ở thủ đô London, bà Lyn Hughes, đồng sáng lập tạp chí Wanderlust và hiện là tổng biên tập, đã trao giấy chứng nhận thành phố Hội An được nhận giải vàng cho mục bầu chọn các thành phố cho Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Anh Lê Thị Thu Hằng.
Thả đèn lồng trên sông ở phố cổ Hội An - một sinh hoạt văn hóa được du khách yêu thích. |
Bà Lyn cho biết năm nay có tất cả 976 thành phố được bầu chọn, nhưng không nơi nào được đánh giá cao như Hội An. Du khách đánh giá Hội An thật là một thành phố xinh đẹp và rất dễ thương với những bãi biển và phong cảnh hấp dẫn.
Đứng thứ hai sau Hội An là Cusco, thành phố của Peru, nhận được 95,76% mức độ hài lòng, tiếp đó là thành phố Kyoto của Nhật Bản, với 94,81%.
Các thành phố khác trên thế giới được độc giả của Wanderlust bầu chọn là Bagan của Myanmar; Copenhaghen, Đan Mạch; Udaipur, Ấn Độ; New York và San Francisco, Mỹ; Venice, Italy và Siem Reap, Campuchia.
Tạp chí Wanderlust được thành lập năm 1993 và đã phát triển nhanh chóng, với lượng độc giả hơn 100.000 người ở 112 nước trên thế giới.
(theo TTXVN)
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013
Thông tin gửi 2 anh Thưởng - Trân
theo yêu cầu của 2 anh, tôi đã truy cập mạng để tìm hiểu nhằm cung cấp thông tin nhưng không mấy thành công theo yêu cầu của các anh. Các trang nước ngoài đáng tin cậy như BBC, VOA đều đưa ra sự kiện và tổn thất chưa không thấy ghi rõ tương quan lực lượng ban đầu vì thế tôi phải tìm đến cacs trang báo mạng, blog khác.
Đây là đường dẫn đến một số trang đang tin cậy:
1/ Trang của nhà văn Nguyễn Viết Hào có ghi "Vào sáng ngày 17 Tháng Hai, 1979, Việt Nam có khoảng mười lăm trung đoàn chiến đấu được kiểm soát bởi năm sư đoàn chính quy tại các Mặt Trận Lào Cai, Cao Bằng, và Lạng Sơn. Dân quân và một số nhỏ các đơn vị biên phòng hỗ trợ cho tuyến phòng thủ, để tạo ra một lực lượng vào khoảng 50,000 người. Dàn binh chống lại các kẻ phòng thủ, dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Phương Nam của nó, Trung Quốc đã có hơn một trăm trung đoàn chiến đấu, tổng cộng khoảng 450,000 quân. Tương quan lực lượng ít nhất là sáu trên một, và tại một số khu vực, tỷ lệ này cao hơn nhiều. Tại khu vực quanh Lạng Sơn, cán cân lực lượng ít nhất là mười trên một, nghiêng về phía Trung Quốc".
2/ Trang Vi.wikipedia, một trang thông tin đáng tin cậy thì viết "Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau".
3/ Trang Hoangsa cũng thông kê "Với 3,5 triệu người, đội quân đông nhất thế giới - Bắc Kinh có một lợi thế áp đảo về số lượng hơn hẳn 615.000 quân của Hà Nội. Trong một đòn tấn công trừng phạt có giới hạn, quân đội TQ có lẻ đã không triển khai quá 200.000 quân mặc dù quân dự phòng có thể sẵn sàng của PLA ở phía nam TQ rất đông nếu như cuộc xung đột có thể lan rộng."
4/ Trên một diễn đàn của trang thegioivohinh cũng nêu "Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có quân số lý thuyết khoảng 50.000 người, gồm 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có quân số lý thuyết khoảng 13.000 người, gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn xe tăng. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 không có trung đoàn xe tăng. Trong quá trình chiến đấu một số đơn vị được tăng cường, ví dụ như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).
Các tài liệu VN ước tính lực lượng được phía TQ huy động là 600.000 người, 550 xe tăng, 1.700-2.500 khẩu pháo.".
Như vậy, tất cả các thông tin và số liệu đều đứng về phía anh Trân với nhận định Trung Quốc đã mang qua VN hơn 100 ngàn quân trong cuộc chiến trang xâm lượt VN năm 1979.
Kết quả chắc chắn: Kho bia G7 nhập thêm một két Larue xanh!
Đây là đường dẫn đến một số trang đang tin cậy:
Các mũi tấn công của địch |
Bộ đội ta truy kích giặc PLA |
3/ Trang Hoangsa cũng thông kê "Với 3,5 triệu người, đội quân đông nhất thế giới - Bắc Kinh có một lợi thế áp đảo về số lượng hơn hẳn 615.000 quân của Hà Nội. Trong một đòn tấn công trừng phạt có giới hạn, quân đội TQ có lẻ đã không triển khai quá 200.000 quân mặc dù quân dự phòng có thể sẵn sàng của PLA ở phía nam TQ rất đông nếu như cuộc xung đột có thể lan rộng."
Giặc PLA bị bộ đội ta bắt làm tù binh |
Các tài liệu VN ước tính lực lượng được phía TQ huy động là 600.000 người, 550 xe tăng, 1.700-2.500 khẩu pháo.".
Như vậy, tất cả các thông tin và số liệu đều đứng về phía anh Trân với nhận định Trung Quốc đã mang qua VN hơn 100 ngàn quân trong cuộc chiến trang xâm lượt VN năm 1979.
Kết quả chắc chắn: Kho bia G7 nhập thêm một két Larue xanh!
Tết Nguyên Tiêu G7
Vào giờ này (21h51) có lẽ G7 còn đang chơi xì-lát trên nhà Mr Thắng, tôi thì đã về nhà và viết blog cho nhóm. Lý do chính của buổi tối hôm nay là tết Nguyên Tiêu. Nhóm phải ăn tết sớm vì hai lý do. Một thành viên trong nhóm phải đi công tác tại Lào từ rằm tháng Giêng. Cô Minh Châu - người mà Bs Thạch đã khen nụ người cô ấy đẹp đến mức thành quách ngã nghiêng. Ngọc Tín - Nguyễn Văn Thiều thì ví "trong veo như tiếng pha lê vỡ". Còn diễn viên điện ảnh Lê Ngọc (trong vai quan án Trần Hưng Nhượng) thì tấm tắc đọc "Nửa nụ cười xuân muông tráng sĩ. Ba ngàn tân khách một giai nhân ..." nghĩ đời mỹ nhân như cô ấy cũng đáng để vui rồi!!! Lý do thứ hai là nhóm phải ăn tết sớm để anh em còn phải đi dự những đêm Nguyên Tiêu thanh phố, tỉnh tổ chức.
Đã nhiều năm nay, nhóm vẫn tổ chức đón Nguyên Tiêu tại Hoa Viên nhà anh Thắng vì đây là địa điểm lý tưởng nhất. Một khu vườn đầy hoa và bonsai, một mảnh sân tràn cỏ mượt, một không gian đủ để ánh trăng tràn ướt lá hoa.
Chúng tôi đến sớm khi chiều còn cắt lá. Nắng xuân sớm nhuộm vàng nhuộm xanh trên mỗi cành lá nõn. Bàn được kê ra giữa sân cùng rỉ rả chén rượu tiên thường tàn tàn xế nắng.Đàn ông khề khà ngồi ngắm những cụn khói đễnh đãng xông ra từ nhà bếp, nơi mấy chị mấy cô đang giòn tan vừa cười vừa làm món nhậu. Đómời thấy thật là vui!
Năm nay, nhóm còn được đón thêm nhiều người khách quý. Cô Mai. cô Lại - Trần Cao Vân, Diễm - Phân Bội Châu, Anh Vinh, anh,....
Sự rộn rã, say vui nhiều khi không nói hết nên lời mà chỉ có thể phần nào cảm nhận qua những bức ảnh vội vàng của "nhiếp ảnh gia vô danh tiểu tốt"
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Photo Anhdung |
Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013
KHAI BÚT TÂN NIÊN QUÝ TỴ
VẺ
ĐẸP DIỆU KỲ CỦA HOA VĂN GỐM SỨ XƯA
Tôi
không có tham vọng khảo cứu về đồ gốm cổ, và cũng không có kiến thức để khảo tả
vẻ đẹp của men gốm, hoa văn gốm cổ. Tôi chỉ là người đắm say lối cổ, lại lạc
vào và đam mê cái hồn cốt của đồ gốm xưa. Nói như thế để đủ tự tin sẻ chia vài
điều tâm đắc về vẻ đẹp kỳ diệu của đồ gốm sứ xưa. Và cũng chỉ dám mạo muội khen
đẹp về đồ gốm sứ mà mình đã từng gặp và chiêm ngưỡng. Không biết mọi người có
cùng quan điểm với tôi không khi chiêm ngưỡng một cái chén, cái đĩa, cái muỗng,
cái độc bình...có tuổi khá xa với chúng ta. Tôi cũng xin dùng một từ “niên đại”
của cổ vật cho nó sang. Tôi xin chỉ nêu ra và bày tỏ cái đẹp của hoa văn hai
vật gia dụng của người xưa:
1-
Chiếc đĩa Hoa dây (tên gọi theo
hoa văn trang trí trong lòng đĩa)
Kích
cỡ:
-
Đường kính miệng của đĩa: 155mm;
-
Đường kính lòng đĩa: 95mm;
-
Đường kính đáy trôn đĩa: 85mm;
-
Độ sâu của đĩa: 30mm;
Hoa
văn trang trí và màu sắc cả hai mặt (trong lòng và bên ngoài):
-
Màu chủ đạo là màu xanh đậm (men lam), màu xanh ngọc cả trong và ngoài;
-
Hoa văn chính trong lòng đĩa là hình một lẵng hoa vừa tả thực vừa cách điệu rất
duyên dáng (Hình 1); hoa văn thành đĩa là mây ẩn hoa, có 4 hình vòng tròn chia
làm 2 cặp tính từ ngoài vào;
(Hình 1) |
-
Hoa văn bên ngoài(phía dưới, mặt trái): nổi bật trên màu ngọc là 2 hoa văn với
nét bút tự nhiên, một đậm, một nhạt; phần đáy trôn có hai hình tròn thành một
cặp (đối xứng trong ngoài/ trái phải);
Điều
đặc biệt riêng có ở đồ gia dụng ngày xưa, khi quan sát kỹ người thưởng ngoạn sẽ
thấy có một/ hoặc hai chữ nho được khắc âm vào trong vật dụng (có nhiều cách lí
giải điều này, tôi sẽ nói rõ trong một bài khác);
(Hình 2) |
Cái
đẹp riêng và hiếm gặp của hoa văn này là: nét vẽ bằng thủ công, đậm nhạt hài
hòa, người thợ vẽ rất phóng bút- rõ nhất là nét bút vẽ ngẫu hứng phía ngoài đĩa
(Hình 2), đề tài hoa /lá, chim /bướm, vịt /sen...khá phổ biến, song hoa ở đĩa
này là hoa kết thành giỏ (nói lẵng là ngôn từ hiện đại), hoa ẩn trong mây,
những vòng tròn vừa tượng trưng cho dương (hoa tượng trưng cho âm) vừa hàm ý
viên mãn, trọn vẹn...
2
Chiếc đĩa “Tiên Ông vọng nguyệt” (tên
gọi theo đề tài trang trí được thể hiện trong lòng đĩa)
(Hình 3) |
Kích
cỡ:
-
Đường kính miệng của đĩa: 175mm;
-
Đường kính lòng đĩa: 125mm;
-
Đường kính đáy trôn đĩa: 95mm;
-
Độ sâu của đĩa: 38mm;
Đĩa
màu men ngọc sáng, hoa văn màu lam nhạt, nét vẽ thủ công tài hoa. Lòng đĩa nô
lên kiểu như mai rùa, đĩa dày, thô, gõ vào thành đĩa có tiếng ngân như chuông.
Hoa
văn trong lòng đĩa: nghệ nhân gốm xưa phác thảo hình tượng một ông già, tóc
búi, áo thụng, quần trắng, ngồi với tư thế đĩnh đạt, ánh nhìn quan sát không
gian bên ngoài, sau lưng là cửa sổ được cách điệu hóa, trên bầu trời có đám mây
và ẩn hiện một vầng trăng tròn. Không gian, cảnh vật và con người ấy được đóng
khung cách điệu bởi một vòng tròn. Chiêm ngưỡng bức tranh sẽ thấy một điều thú
vị là con người ngắm trăng nhưng trăng lại được vẽ ước lệ bên ngoài khung cửa
và đằng sau người ngồi.(Hình 3)
Mặt
ngoài đĩa có 3 hoa văn vẽ ước lệ đám mây và một vòng tròn. Phía đáy trôn có 2
chữ Hán viết theo lối thảo thư. Chữ thứ nhất là Tứ (四), chữ thứ hai có thể là Ngọc(玉) (một số
đĩa thường có chữ Ngoạn ngọc(玩玉)) (Hình 4)
Cả
trong và ngoài đĩa đều có nét vẽ hình tròn. Hình tròn vừa có tác dụng hoa văn
trang trí tạo giá trị thẩm mỹ vừa có ý nghĩa hài hòa âm dương, biểu hiện ước
muốn no đủ, hạnh phúc, viên mãn của cổ nhân.
Khuôn khổ của
bài viết không thể giới thiệu nhiều, có dịp tôi sẽ trao đổi thêm để chúng ta
hiểu về vẻ đẹp của hoa văn gốm sứ xưa.
Tân Xuân Quý Tỵ Cát nhật.
Ngọc Lê
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Lục bát bốn câu
Xin giới thiệu vài cái lục bát bốn câu (thiệt ra là khoe), anh em đọc cho vui.
I
Ta như một thứ gió ngàn
Đi lang thang, về lang thang một mình
Dường như trong cõi phù sinh
Ta và em ... bị cắm đinh mất rồi.
II
Ngu ngơ một chút thu vàng
Nhớ hồi khăn áo em sang nhà người
Ngợp đường đổ là ngàn rơi
Buồn như uống rượu một đời không say
III
Hoang vu ta - một thoáng buồn
Hoang vu em - chút giận hờn ngày xa
Muộn màn trăng, lỡ làng hoa
Chút duyên xưa cũ nhạt nhòa gió bay.
IV
Em về chưa, em về chưa?
Biển xa vàng nắng ấm vừa gót chân
Tóc mây lùa gió xa gần
Gom trong tà áo bâng khuâng dáng chiều
I
Ta như một thứ gió ngàn
Đi lang thang, về lang thang một mình
Dường như trong cõi phù sinh
Ta và em ... bị cắm đinh mất rồi.
II
Ngu ngơ một chút thu vàng
Nhớ hồi khăn áo em sang nhà người
Ngợp đường đổ là ngàn rơi
Buồn như uống rượu một đời không say
III
Hoang vu ta - một thoáng buồn
Hoang vu em - chút giận hờn ngày xa
Muộn màn trăng, lỡ làng hoa
Chút duyên xưa cũ nhạt nhòa gió bay.
IV
Em về chưa, em về chưa?
Biển xa vàng nắng ấm vừa gót chân
Tóc mây lùa gió xa gần
Gom trong tà áo bâng khuâng dáng chiều
MÓN LẠ
Bsdilinh
Bsdilinh
Đầu tiên xin độc giả đừng
ngộ nhận tôi chơi chữ giống như “nước lạ” vì cái món ở đây thành thật mà nói
nói hơi bị lạ vì nhiều lẽ: thứ nhất quá đơn giản, đơn giản đến độ như … phân số
tối giản, thứ nhì tôi chưa thấy ở đâu có nguyên bản hay pha tạp một chút cũng
được, thứ ba món này không bao giờ hiện diện hoặc nâng lên thành quán được vì
từ bao đời nay nó luôn ở vỉa hè, thứ tư đây là thứ quà vặt như người miền bắc
vẫn gọi hay ăn hàng của người miền nam và ăn xế của người miền trung. Đối với
các bà, các cô thậm chí các ông có máu ăn vặt thì tiêu chí để chọn món là: món
gì vừa rẻ lại vừa ngon, lại vừa no lâu là các cô khó tính, sành ăn và hay xét
nét. Trời ạ! Hỏi đâu trong một món ăn đơn giản lại đáp ứng nhiều tiêu chí đến
thế, nhưng có đấy vì món này đáp ứng tất cả các tiêu chí đó, không tin ăn vào
biết ngay.
Tôi có anh bạn rất “tâm
đầu ý hợp” vì thứ nhất chúng tôi đồng
nghiệp, cùng cơ quan, cùng thích nhạc Trịnh, cùng không ưa nơi ồn ào… và cùng
thích ăn quà vặt, anh này ăn đến độ cô hàng rong mỗi khi thấy tôi lại hỏi sao
không thấy anh đến ăn hay là chuyển công tác. Đúng thật anh bạn đã chuyển công
tác vào Sài gòn, mỗi khi đến thăm, nói gì, làm gì và ăn gì dứt khoát phải có
món này cho anh. Dọc đường Phan Chu Trinh, những salon điện máy, shop thời trang,
tiệm thuốc tây, thuốc bắc…sáng choang, ầm ỷ, tấp nập, đó là ở phía ngoài ngã ba
Nam ngải (nay gọi là ngã tư) bạn hãy lửng thửng đi vô sẽ cảm nhận được mật độ
dân cư ít hơn, hàng quán ít hơn và mùi thị thành vơi đi ít nhiều, qua khỏi nhà
thờ Tin lành độ trăm mét phía bên trái có vài cây bàng sồn sồn, những lá già
vung vải trên vỉa hè, vài chiếc còn tiếc nối lơ lững trên cành, đong đưa giùng
giằng chao lượn vài vòng trên không rồi nhẹ nhàng đậu trên yên của những chiếc
xe môtô đời mới. Gọi là quán không đúng vì không bao giờ có bảng hiệu, gọi là
hàng rong cũng hơi cưởng ép vì nó luôn nằm cạnh một hàng ăn khác như bún, cháo,
mì. Cũng chẳng có bàn riêng, tất cả quay quanh người bán hàng thành hình chữ U.
Một ngày trong thành phố, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một
thứ khác nhau, ăn quà cũng là một nghệ thuật, ăn đúng cái giờ ấy và chọn người
bán ấy, mới là người sành ăn đó là tầm 7 đến 8 giờ ở quán bà Lựu.
Đúng là tối giản, tất cả
là ba cái băng ghế gỗ cao khoản 40 phân, thực khách đều hội tụ vào tâm là bà
chủ trước mặt một mẹt tre chứa những chiếc bánh đường kính khoản 10 phân và
mỏng đến độ không thể mỏng hơn được, xếp chồng lên nhau tạo thành vòng tròn
theo thứ tự lớp lan, cạnh bên một bao nylon đựng một thứ làm từ gạo, chiên dòn
bằng ngón tay cái người lớn được gọi là ram. Phía bên phải bà chủ có 3 thẩu,
một thẩu đựng thứ nước sền sệt, lợn cợn đậu phụng màu ngà ngà, một thẩu đựng
mắm cái có pha lẫn thơm, ớt, một thẩu đựng tương ớt để phục vụ cho những ai
thích hít hà. Không muỗng, đủa, rau, củ hoa hòe, hoa sói. Người ăn chỉ cần ngồi
vào chổ trống, bà chủ dùng ngón cái tách nhẹ mí bánh, khẽ khàng đặt vào một
miếng ram và cuộn tròn lần lượt từng cái một theo chiều kim đồng hồ, không vội
vả, không chậm chạm khoảng một phút ta có một dĩa bánh. Người ăn chỉ một việc
đơn giản tay phải cầm bánh, tay trái cầm chén nước nhưn (mắm cái hay tương),
quẹt vừa phải cuộn bánh vào nước chấm cảm giác mát lạnh của đầu lưỡi khi chạm
vào tấm lụa mỏng được làm từ gạo và cảm giác mặn của mắm cái hay ngòn ngọt của
tương được nhấn mạnh bởi vị cay nồng của ớt xứ Tiên, chưa hết đâu tai ta nghe
tiếng răng rắc, giòn rụm của ram, vị giác hòa lẫn thính giác, cứ thế, cứ thế mà
ăn, mà hít, điểm đặc biệt là vừa hết cuốn gần cuối là có ngay những cuốn khác
khiến cuộc ăn không bị lỗi nhịp. Không biết tôi có quá hay không triết lý của
bánh là chỗ giống như vùng đất mà nó sinh ra, bề ngoài thì mềm mỏng, chân thật
có thể nhìn xuyên thấu được, không cầu kì, không nhưn nhị, hoa lá, nhưng bao bọc bên
trong một sự rắn rỏi, nóng nảy, dể gãy, dể hòa nhập, lại cố chấp. Thôi chuyện
ăn mà bàng luận chi nhiều cho mất ngon, đây lại là ăn vặt cái gọi là vặt để cho
cuộc sống này thêm hương vị, đở đói lòng khi lỡ bửa, đó là món bánh ướt hay còn
gọi là bánh ram mà quê tôi gọi là bánh “rôm”.
Tam kỳ, ngày
mồng 5 Tết Quý Tỵ
Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013
Tất niên
TẤT NIÊN
Tác giả Nguyễn Dũng Nam
Đó là một buổi chiều cuối năm, chiều hăm lăm. Con đường nhỏ ven sông xuống nhà Trần Anh Dũng bị khóa một đoạn vì người ta đang sửa đường đón tết nên buộc chúng tôi phải đi quanh. Đi quanh thì hơi không ưng ý nhưng ngoái lại thấy hóa hay vì biết thêm một lối nữa vào nhà Dũng. Đến nơi bỗng nghe oang oang – Đạo là đạo, đạo cũng là đường, đạo là đạo có chánh và tà, đạo là đường có chính và phụ, khi theo đạo ta quyết theo chánh mà không tà, nhưng khi đi đường ta phải bỏ chính theo phụ nếu chính bị tắt, nhưng than ôi, phụ đạo hóa ra hiểm hóc hơn chính đạo vì dễ đi lạc ! Hỏi ra mới biết do tắt đường chính nên anh này phải đi đường phụ, do lớ mớ nên đi lạc mãi một hồi mới tìm được nhà Dũng nên nói thế !
Chúng tôi vẫn thường gọi đến nhà Dũng là “xuống” do vì nhà Dũng ở gần sông, ở đây là sông Tam Kỳ, nói về địa hình, sông đương nhiên là chỗ thấp hơn nên dẫu không ở cao mấy nhưng hễ nói xuống sông bỗng thấy hợp lí . Con đường này tuy không dài lắm, không rộng mấy nhưng có lắm tên gọi, chắc là mỗi người gọi theo cách riêng của mình - đường Hòa Hương, đường Phường 1, đường sưa ven sông, đường xuống vườn cừa, và hôm nay là đường … xuống nhà Trần Anh Dũng. Dẫu gọi tên gì thì vẫn là con đường ấy, nhưng mỗi tên gọi ẩn hiện một kí ức, một hoài niệm, một nỗi-niềm-riêng tùy người, bởi vì cũng chính con đường nhỏ ven sông này đã làm nên một phần diện mạo đáng yêu của Tam Kỳ mà không-nơi-nào-có-được , đó là hương sưa ! Ai không lớn lên ở Tam Kỳ thì thôi, chứ nếu có, thì nhất định không làm nên thì cũng đã để lại hoặc thậm ít cũng nghe nói về con đường sưa ven sông có màu huyền thoại của thị trấn, ký ức và kỷ niệm mùi tỉnh lẻ này. Con đường đã làm người ta lưu luyến và nhớ về khi phải đi xa chính là con đường dẫn đến nhà Trần Anh Dũng, người sáng lập và quản trị blog chưa đặt tên, thành viên của G7.
Dz Nam, Huỳnh Triều, Dương Tiến Sĩ, Bảy Pháp Sư đến sớm, đang làm lễ tiên thường |
Mày râu tới sớm hơn cả là Triều cường, tiếp theo là Chủ tịch rồi đến Dương Tiến Sĩ. Khi chủ nhà phát hiện và hô to “Đã được 4 người rồi !” thì lễ tiên thường được thực hiện ngay với ¼ chai red label của Thi Ngân Khố để dành lại từ hồi tất niên tây lịch. Rõ ràng chủ nhà đã vận dụng “học thuyết trà tam, tửu tứ, du hành nhị” khi thấy đủ bốn người để làm cái tiên thường này.
Bỗng chỉ huy trận đánh, Pháp sư phu nhân, từ trong bếp hớt hãi chạy ra kề tai Dương Tiến Sĩ thì thầm điểu gì đó có vẻ quan trọng khiến bốn tay tiên thường đều ngừng để nghe ngóng. Nghe xong Dương Tiến Sĩ phá ra cười – Á ha, để tui ! và lập tức cởi đồng hồ, xắn tay áo như chuẩn bị tỉ thí với ai ! Sau một cái ngoắc tay mệnh lệnh của chỉ huy trưởng thì phu nhân Triều cường khệ nệ bưng ra một con gà luộc với đầy đủ dao thớt đi kèm và lắc đầu như mếu – Ui, dai quá Em xé không ra ! Hóa ra mấy bàn tay liễu yếu đào tơ kia không xé nỗi con gà luộc nên cầu cứu. Câu nói “trói gà không chặt” nay lẫy sang “xé gà đã luộc” thì hợp cảnh lắm. Việc đầu tiên của Dương Tiến Sĩ là cầm miếng chanh tươi xát lên hai bàn tay miệng lẩm bẩm – vệ sinh, vệ sinh ! rồi thuận tay cầm bộ lòng gà lên soi mói – Ôi, con gà ni chết là phải, gà không tim làm răng sống được ! rồi thuận tay bóc quả tim cho vào mồm – Tiên thường thiếu mồi sao được ! lúc ấy Chủ tịch mới xen vô – Dương mà xé gà thì đến hồi dọn ra chỉ còn xương ! Mới nói tới đó thấy Bảy Pháp sư cũng từ trong bếp khệnh khạng bưng một rá to có đến hai con gà đang bị bóc tách dở dang chép miệng – Dai, dai thiệt ! Châu Sư Ký lẻo đẽo theo sau trách cứ – Anh Bảy mà xé thịt gà mấy con chó đứng ngó mà chảy nước mắt, ảnh gỡ sạch trơn thịt còn cái xương không biểu chi mà không lâu ! Thế là Chủ tịch cũng bị bắt đi rửa tay để … xé gà và thoáng một cái, 3 con gà luộc đã cốt đằng xương, nhục đằng thịt đâu ra đấy mà chẳng thấy ai kêu dai ! Người xưa nói – vụng múa chế đất lệch, lại nói trăm hay không bằng tay quen cũng đều đúng cả, ít ra là với chuyện xé gà. Ai có việc ấy, riêng các anh tiên thường chắc là đã có mồi trộm để đưa cay nên cứ tủm tỉm cười hoài ! Rồi theo sự chỉ huy của Dung phu nhân nào chanh, nào bột ngọt rồi đường, muối, rau răm, tiêu, hành … được đem ra và chị ra lệnh – Anh Nam chia các thứ riêng ra rồi cho bóp riêng từng thứ, sau đó mới nhập lại, nhớ là khi đã cho rau vô chỉ trộn thôi chớ không bóp nữa ! Triều cường sốt sắng nhắc lại – Nhớ chưa. Chỉ được trộn thôi chớ không bóp nữa. Trộn thịt gà á ! Đằng sau có ai đó cười khẹt khẹt, hóa ra Lâm Hoa Kiều. Chỉ huy trưởng kêu – Cô lo cái món miến của cô đi chứ đừng có đứng đó mà than thở chó khóc anh Bảy ! Châu Sử Ký kêu trời – Ôi chết em rồi ! Em ngâm miến của em nãy chừ trong … và chạy biến vào trong bếp.
Bộ phận ẩm thực đang tác vụ |
Giờ G sẽ từ 5 giờ đến 5 giờ 30 nhưng nghị quyết cũng có nói là hễ có mặt quá bán là được quyền khai mạc và ai cũng phải đến sớm hơn để tham gia công tác hậu cần. Gậy chỉ huy được giao cho Pháp sư phu nhân, tham mưu trưởng là Châu Sử Ký, công tác dân vận có phu nhân của Triều cường, yểm trợ có phu nhân của Lâm Hoa Kiều … và rồi, buổi tiệc tất niên đã được thực hiện đúng giờ giấc và mọi người cùng đúng hẹn, vài hội viên vắng mặt có báo trước, riêng Chánh văn phòng không về kịp là đáng tiếc, và, đã đến lúc điểm hỏa nên thấy chủ nhà đứng lên khệnh khạng thưa – Kính thưa các anh và các bạn. Năm nay nhóm G7 chúng ta tổ chức tất niên ở nhà em đây là cũng có lí do … nên em kính chúc các anh chị và các bạn sang năm mới được nhiều may mắn và xin mời nâng ly tiễn năm cũ ! Thế là không kiểu cách, chẳng nề hà, mà có ai đâu để mà nề hà kiểu cách mới được chứ, mọi người cùng chạm li, mỗi cái chạm là một lời chúc kiểu G7 – sau Tết xin mấy cây tre làm lại cái hiên cho cổ là được – đô Mỹ, đô Úc lên xuống không sao chớ đô anh mà lên là bả cấm cửa luôn đó – anh không sợ gãy súng mà sợ hết đạn, trăm sự nhờ em … mà chỉ người này mới hiểu người kia muốn gì !
Không khí thật vui vẻ |
Tại buổi tất niên vấn đề tình-thương-mến-thương của G7 được nói đến nhiều và thấy cần (một ý kiến) – phải có một cái qui chế hẳn hoi để tránh đi lạc đường (ý kiến khác) – cái blog chưa đặt tên là một thành qủa đáng khích lệ nhưng cái để đưa lên còn ít và chưa được quản trị (một ý nữa) – cần kết nạp chính thức mấy hội viên đã có đút lót hẳn hoi (chuyện tối lữa tắt đẻn) – các hội viên cơ nhỡ không được đứng núi này trông núi nọ (rồi chuyện cây nhà lá vườn) – hội viên nào có sản phẩm làm ra nhớ đem biếu anh em để biết đường tiếp thị, v.v…
Bị chú: tại bữa tất niên ở nhà Chủ tịch, sau đó 2 ngày, thì nghe nói có người gửi quà tặng đến, quà được gói kỹ và ghi tên người nhận hẳn hoi, đến khi mở ra mới biết là của hãng bánh kẹoThái Bình gửi biếu ! Có người đàm tiếu là gửi xong chủ hãng quấn chăn nằm do … tiếc của đến khi hỏi ra mới biết là không phải vậy. Người tặng quà không đến được là do phải đi về quê vợ của thằng em trai làm đầy tháng cho cháu trai gọi là ông nội bác. Thế mới biết miệng thế gian có bao giờ ngay đâu ! Xin hoan nghênh và cảm ơn anh Thưởng. G7 chúc anh thu được hết tiền hàng trước khi năm mới sang và tung hàng ào ạt ra ngay khi năm mới tới để Tết sang năm anh lại gửi quà tặng y chang như năm ni vậy.
Riêng Chủ tịch hội vì không phải là nhà sản xuất nên không có sản phẩm vậy xin lấy cái mẫu chuyện cuối năm này làm quà gửi đến toàn thể hội viên với lời chúc Tân Niên Hạnh Phúc. Từng hội viên khi đọc xong mẫu chuyện này thì coi như đã nhận quà cá nhân rồi thì chớ nên nhỏ to bàn chuyện bãi nhiệm chủ tịch nữa. Được như vậy thì người ngồi trên cái long … ghế này sẽ rất vui lòng mà kết thúc câu chuyện cuối năm vậy ! Kha kha !
NDN
http://down24.net/thu-thuat/phan-mem/item/windows-movie-maker.html
Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013
Phạm Duy ... còn
đó bao điều!
Huy&Nghi
Theo truyền thông, lúc 14h45,
27/01/2013, Nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng, ra đi về miền cát bụi. Họ
tên đầy đủ của ông là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921, tại Hà Nội, thượng thọ 92
tuổi, cái tuổi này mà ra đi nhẹ nhàng, không phiền con phiền cháu như thế, thật
là phước đức cho ông.(xin xem tiếp tại blog Võ Ngọc Thạch)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)