Người đi về phía bên kia núi
Có thấy mây vây kín đại ngàn
Có biết một người đang ngóng đợi
Dựng thành đá núi đứng mê hoang
Người đi tìm đóa chăm-pa [1] trắng
Đêm Lào tóc xõa điệu lăm-vông [2]
Có nhớ biển xa chiều ngợp nắng
Xôn xao gió gọi ngát hương đồng
Người đi xa lắc chiều Thạt Luổng [3]
Dáng buồn man mác gió đồng Chum [4]
Nhớ phố áo dài phơi nắng muộn
Nghiêng nghiêng nón trắng rợp trưa nồng
Người đi, chợt thấy lòng hoang vắng
Nghe tiếng chim xa thảng thốt buồn
Ngắm cánh mai vàng im ả nắng
Thấy đời quạnh quẽ bóng chiều buông
TAD
Chú thích:
[1] Chăm pa (hoa sứ) là một loài hoa biểu tượng của đất nước
và con người Lào.
[2] Lăm-vông là vũ điệu dân gian nổi tiếng của các dân tộc
Lào.
[3] Thạt Luổng là biểu tượng của đất nước Lào. Thạt Luổng
trong tiếng Lào có nghĩa là Tháp lớn, đây là ngôi chùa lớn nhất ở đất nước Lào,
là biểu tượng của đặc trưng văn hóa Lào, nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn trong năm.
[4] Đồng Chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thành phố
Khăm Muộn, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá - gốm được
hình thành từ rất lâu đời, là nơi thu hút rất nhiều các nhà khảo cổ học phương
Đông và Phương Tây.
Trước hết, phải nói là Mi Ca hết sức cảm động về bài thơ của Trần Anh Dũng. Ước gì mình là người iêu của nhau chắc MK sẽ khóc chứ không chỉ cảm động thôi đâu.Trước lúc MK lên đường 4 giờ, Anh Dũng đã thức và tặng một bài thơ như vậy thì MK có phải là gỗ đá đâu mà...
Trả lờiXóaBài thơ không còn chỗ nào chê, nhưng trong phần chú thích, có mấy điều MK muốn trao đổi với AD:
- Người Lào chỉ trồng hoa Sứ (Chăm pa) ở chùa mà thôi, AD nới vậy đễ gây hiểu lầm là người Lào trồng hoa ở nhà mình.
- Hàng ngàn chiếc chum ở cánh đồng Chum (Xiêng khoảng)bằng đất sét nung (gốm), thuộc văn hóa Sa Huỳnh chứ không phải là bằng đá. AD kiểm tra lại thông tin này và đính chính nha.
MK ơi, các nội dung trong chú thích Dz đều lấy trên mạng (trong các trang du lịch). Có lẽ Dz sẽ chỉnh lại theo ý Mk. Vậy nhé!
Trả lờiXóa